Sinh viên Việt Nam

Hòa nhập chứ không phải hòa tan.

Những vần thơ vui

Thư giản ít phút các bạn nhé.

Ký túc xá sinh viên

Giải pháp nhà ở cho sinh viên ngoại tỉnh.

Mùa nước nổi Miền Tây

Nỗi khó khăn chung của các em học sinh.

Tiền liên tục mất giá

Nỗi lo của sinh viên và gia đình công nhân viên chức.

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Quảng cáo của webgiaretoancau

Xem thử ở đường link dưới đây:
http://www.webgiaretoancau.com/

Thiết kế Website máy nước nóng năng lượng mặt trời

Wesite bán hàng mỹ phẩm

Còn nhiều hơn thế nữa ....
Tham vọng rất lớn đến toàn cầu đấy!!!

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Phim lịch sử



Những ngày cuối cùng của chiến tranh





Lương 5 triệu nhưng tôi để dành 2 triệu mỗi tháng

 

Do tôi tự nấu ăn nên mỗi ngày 40 nghìn/2 bữa là thoải mái. Cũng vì có một mình nên cũng ăn đơn giản và ngày nọ bù ngày kia, ngày ăn sang thì có ngày đạm bạc xíu.
>> Lương 5 triệu nhưng tôi tiết kiệm 1 triệu mua vàng

Cụ thể chi phí các khoản chi tiêu trong tháng của tôi như sau:
- Tiền nhà trọ: 400 nghìn (Tôi ở chung phòng với 1 bạn nữa, phòng 800 nghìn đồng)
- Điện nước, gas: 100 nghìn (vì có một mình nên 1 bình ga tôi nấu nửa năm mới hết)
- Xăng xe: 400 nghìn
- Ăn sáng: 300 nghìn
- Ăn trưa, tối: 1,2 triệu (Do tôi tự nấu ăn nên mỗi ngày 40 nghìn/2 bữa là thoải mái. Cũng vì có một mình nên cũng ăn đơn giản và ngày nọ bù ngày kia, ngày ăn sang thì có ngày đạm bạc xíu)
- Tiền điện thoại, hóa mỹ phẩm: 300 nghìn.
- Tiền linh tinh: 300 nghìn (Cái này không cố định, có tháng chả dùng tới thì bù vào những lúc có đám cưới hay mua quần áo này nọ. Tôi mặc đồng phục công ty may cho rồi nên chỉ tốn đồ đi chơi bời hay đi tiệc tùng thôi. Ở nhà tôi cũng mặc đơn giản và thường dùng tiền thưởng lễ gì đó để mua thôi).
Tổng cộng các khoản là 3 triệu đồng.
Ngoài ra tôi còn có thêm hoa hồng trên doanh thu, trung bình mỗi tháng khoảng 500-700 nghìn. Tiền này tôi dồn vào để gửi biếu bố mẹ.
Các bạn đừng "ném đá" vì tôi ít tiền thì tôi tiêu kiểu ít tiền, Chứ các bạn cứ nói ăn sáng có 10 nghìn thì ăn gì hay ăn trưa, tối có 20 ngàn thì biết mua gì ... ? Với tôi, số tiền đó tôi đã ăn uống rất thoải mái, vẫn đủ chất với thịt, cá, rau xanh và trái cây. Quan trọng là mình biết cách mua đồ cho tươi ngon mà vẫn rẻ và chế biến hấp dẫn thôi.
Quần áo tôi mua tầm 200-300 nghìn đồng/ bộ đồ là mặc quá đẹp rồi, các bạn mặc đồ hiệu mà vào "ném đá" thì mình chịu.
Tuy không tiết kiệm được nhiều nhưng mình vẫn cố gắng vì tích tiểu thành đại, chứ cứ nghĩ kiểu "2 triệu/tháng thì đến bao giờ mới mua được nhà" và cứ tiêu hết đi thì đúng là chả bao giờ có tiền mà mua nhà được.
Ngọc

Mùa lụt của con

 

Con xa nhà đã ba năm rồi ba mạ nhỉ, và cũng đã ba mùa lụt không được đi thả lưới bắt cá với ba. Ở đây cũng có lụt mà con không khi nào dám lội hết ba à. Hôm nay ngồi đọc báo, thấy người ta nhớ Huế làm con cũng nhớ quê mình, nên ngồi tỉ tê viết vài dòng cho đỡ nhớ nhà.
Hôm qua đài báo miền Trung có bão, nghe đâu Huế mình cũng bị ảnh hưởng, con nghĩ kiểu gì rồi cũng sẽ lụt một trận to. Cả tháng trời không gọi ra hỏi thăm ba mạ, tự nhiên nghe báo lụt bão con thấy bồn chồn, trong dạ không yên. Lụt lội đã trở thành một phần trong kí ức của một người con xứ Huế.
Ba lúc nào cũng nói: “Mi mỗi lần gọi ra là biết chắc xin tiền mạ mi rồi”, nghe cũng đúng nhưng lần này không phải vậy đâu ba. Hôm nay con thực sự nhớ nhà, nhớ ba mạ và quê hương mình da diết. Con gọi ra hỏi thăm để biết được tình hình lũ lụt ở nhà, để mong nghe được hai tiếng bình an từ ba, mạ.
Khoảng 8 tuổi con đã được cùng ba đi thả lưới. Con nhớ cái cảm giác ngồi trước mũi ghe, ba ngồi sau chèo, gió và sóng cứ thế tấp vào người hai cha con mình lạnh buốt, môi tím ngét và răng cắn nhau kêu độp độp… Vậy mà ba với con vẫn bơi ghe khắp cả vùng nước bạc, nhấn chìm cánh đồng sau lũy tre làng mình.
Con mong đợi nhất là mỗi lần thả lưới vào sáng hôm sau, lưới sẽ mắc đầy những con cá gáy, cá leo thật to. Những con cá gáy chất đầy cái thau giặt, to như cục tấp lô với bụng trứng bự chảng, mạ mà kho nước ăn với cơm nóng thì hết chê. Còn những con cá leo thì to bằng bắp chân bỏ vào thùng sơn cuộn tròn hơn một vòng , mạ sẽ nấu cháo cho cả nhà hoặc um măng chua ba nhỉ? Buổi trưa như thế chắc chắn cả nhà sẽ no căng.
Lớn lên một chút, ba không đi thả lưới chung với con nữa, ngày lụt ba ngồi soạn giáo án, con thì vẫn đứng phăng lưới đợi đến giờ ba nói “ đi thả lưới hèo”. Ba chẳng nhắc gì đến việc đi thả lưới, làm con thấp tha, thấp thỏm … muốn đi mà không dám. Chỉ cần một ánh nhìn của ba là con đã thấy sợ dù ba chưa bao giờ đánh đập con.
Sau dần con cũng đã tự đi thả lưới một mình tuy rằng không có được cảm giác an toàn như đi với ba. Một giờ trưa đi thả lưới ngoài đồng, gió nồm phất phơ trước mặt, con chèo ghe một mình nghe sóng vỗ mạn ghe rầm rầm mà thấy run và sợ hãi. Nhiều lúc thả lưới xong leo lên ghe, người con ướt sũng, đôi khi còn dính thêm mấy con đĩa. Những kỉ niệm ấy chưa bao giờ con có thể  quên được ba ạ.
Quê mình thấp quá phải không ba? Chỉ một trận mưa là phố phường ngập nước, vậy mà con lại thích. Có lớn lên cùng với những con lũ mới hiểu được nỗi niềm của những kẻ xa quê. Con nhớ những lần đi bắt ve sầu trên cây nhãn (luôn tiện ăn trộm nhãn), rồi đi bắt châu chấu tre, trèo cây cau lấy chim sẻ về nuôi… ba giận quá trời nhưng cũng không mắng nửa câu.
Ba có nhớ mùa lũ năm con trốn học, lén đi bắt dế mèn, đi tát cá, đi thả diều, đá banh ngoài ruộng… không ba?  Đó là mùa lụt con thích nhất trong đời ba ạ.
Giờ nghĩ lại, cả làng có mình con là ưa lụt nhất, mới hè con đã đi chặt tre đan chẹp, đan chơm, làm rớ… để đợi con nước lụt đầu tiên, để được đắm mình dưới nước mưa, bắt những con cá bụng trứng căng chằng về cho mạ nấu, mạ kho. Ba thấy không, chỉ có mấy ông già nhất làng mình mới đan được mấy cái chẹp to, vậy mà con cũng đan được dù rằng cái của con làm không được đẹp.
Ba, mạ có biết vì sao con lại thích lụt nữa không? Đó là vì sẽ được nghỉ học, với lũ con nít thì đi lội lụt thực sự vui hơn đi học. Mỗi lần lội ướt về mạ bắt thay một bộ quần áo khác, một ngày chắc phải thay tới 4, 5 bộ. Không biết mạ giặt có mệt không, chứ giờ ở đây con đi học về giặt có một bộ đồ thôi mà đôi lúc mệt bở hơi tai.
Mùa lụt quê mình khi nào cũng cúp điện, tối leo lên giường ngủ luôn đỡ phải học bài. Không hiểu sao thời nhỏ con lại nhác học đến vậy. Con nhớ hồi năm lớp 5, ba đưa quyển sách toán bắt làm thêm, con giải đúng một lần rồi đem giấu ở kho lúa, tưởng sẽ không phải làm nữa. Ai ngờ đến ngày lụt ba lên dỡ lúa đi xay thì tìm được, con thót tim rụng rời tay chân, ngày hôm đó con ăn cơm không dám phát ra tiếng động.
Thời gian thấm thoắt trôi, giờ con đã là sinh viên đại học, sống xa nhà hơn 1000 cây số, rời xa vòng tay ba mẹ để học cách trưởng thành. Con nhác học, ba mạ cũng không la được nữa, chỉ nhắc nhở qua điện thoại, con chỉ biết cười và dạ vâng.
Sài Gòn không giống quê mình ba mạ ơi, cuộc sống quá nhanh và gấp gáp. Chẳng có mùa bắt ve, bắt dế và cũng không có mùa lụt. Trời nóng, xe đông không giống ở quê, nhưng con sẽ cố gắng sống tốt bằng chính tấm lòng và tâm hồn mà ba mạ và quê mình đã bồi đắp cho con. Những cảm xúc, những kí ức về quê hương đã ăn sâu vào trái tim con, dù đi đến nơi nào thì ba mạ, gia đình, làng quê cũng là nơi cuối cùng con mong ngóng được quay về.
Ba mạ sinh ra bốn người con nhưng tất cả đều lập nghiệp phương xa. Hai người ở Sài Gòn còn hai ở Đà Nẵng, chỉ còn mình ba mạ ở Huế. Ba mùa lũ rồi không ai đi thả lưới với ba, một mình ba bắt cá chắc cũng buồn ba nhỉ? Cá ba bắt được, mạ gửi cá vô cho anh chị ở Đà Nẵng, ai ăn cũng khen ngon. Hôm gọi điện ba nói: “Mạ mi toàn gửi cá to, cá ngon vô cho bây ăn, tau toàn ăn cá nhỏ”, rồi hờn dỗi “mạ mi khi mô cũng lo cho tụi bây thôi, không lo cho tau chi hết”. Thầy giáo hơn 50 tuổi rồi mà dễ thương quá.
Ba à, mạ thương ba nhất đó ba và con thương ba mạ nhất trên đời.
TP Hồ Chí Minh, ngày 1/10/2013
>> Xem thêm: Thương lắm Huế ơi
Phạm Hữu Đứ

Ký túc xá - giải pháp về nhà ở cho sinh viên ngoại tỉnh

Đến hẹn lại lên, cứ mỗi đầu năm học mới thì vấn đề nhà trọ lại nóng hơn bao giờ hết. Đặc biệt là với tân sinh viên, đồng nghĩa với bạn sẽ phải sống xa gia đình, xa vòng tay yêu thương của bố mẹ. Điều này cũng có nghĩa là, bạn phải học cách sống tự lập để chăm lo cho bản thân cũng như ứng xử với mọi người xung quanh nhất là cuộc sống rất phức tạp khi ở trọ bên ngoài. Và nơi dừng chân trong 4,5 năm đại học sắp tới sẽ là kí túc xá - một môi trường khá là tốt.

Chi phí sinh hoạt thấp

Theo mặt bằng chung và giá cả thị trường, giá nhà trọ hiện nay đã tăng lên khoảng 20–30%. Đơn cử trước đây, một phòng trọ bình dân không khép kín, rộng khoảng 10m2 chỉ có giá từ 500.000–700.000 đồng. Nhà trọ trung bình 15m2 giá khoảng 1,2 triệu–1,5 triệu đồng thì nay, một phòng trọ thuộc loại bình dân nhất cũng đã được cho thuê với giá 1 triệu đồng. Hầu hết các chủ nhà trọ đều tăng giá nước và điện so với giá chung nhà nước, 5.000-6.000 đồng/m³, 3.000-4.000 đồng một số điện.

Lý giải giá nhà trọ tăng cao, chủ một nhà trọ tại phố Phùng Khoang (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định: "Thời buổi tất cả các thứ đều tăng, nhất là giá điện, giá xăng luôn ở mức cao thì nhà trọ cũng phải tăng giá mới đảm bảo đủ thu nhập". Tâm lý chung của các tân sinh viên đều mong muốn nhanh chóng tìm cho mình nơi ở ổn định, gần trường và giá cả hợp lí nên càng đẩy nhu cầu và giá nhà trọ tại khu vực gần các trường đại học "sốt" hầm hập.

Những khu nhà trọ xa trung tâm như Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai), Quang Trung, Ba La (Hà Đông), Mỹ Đình, Cầu Diễn... cũng tăng giá. Tìm đến một căn nhà trọ trên đường Lĩnh Nam, căn phòng chưa đầy 10m2, nhưng bà chủ hét 1 triệu đồng/tháng. Theo các bạn sinh viên ở đây, giá phòng này tăng gấp rưỡi so với cách đây 6 tháng. Tương tự, các khu nhà trọ làng Phú Đô (Mỹ Đình, Cầu Giấy) cũng tăng thêm 100.000- 200.000 đồng.

[​IMG]

Giá các căn phòng "cũ nát" cũng được các chủ trọ
hét lên 1.2 triệu/ tháng. (Ảnh minh họa)

[​IMG]
Khu trọ ẩm thấp, rẻ hơn thì hầu như hết phòng.
(Ảnh minh hoạ)



Với những tân sinh viên gia đình có điều kiện thì vấn đề nhà trọ không quá bức thiết. Họ có thể lựa chọn những chung cư mini hoặc những khu trọ giá cao được trang bị sẵn đồ dùng, Internet, bãi gửi xe. Tất nhiên, "tiền nào của nấy”, giá của những căn phòng này không thể thấp hơn 2.5 triệu/tháng.

Trong khi đó, chi phí ở ký túc xá hiện tại chỉ ở mức 120-200 nghìn đồng/tháng/người; tiền điện được cho 10kW/người nếu dùng quá sẽ là 2.000đ/kw, tiền nước được dùng miễn phí (tuỳ trường) hoặc 4.000đ/m³. Như vậy một tháng tính cả tiền ăn, ở, .. chỉ mất khoảng 400.000-500.000 đồng.

[​IMG]

[​IMG]

Sự khác biệt giữa KTX và nhà trọ (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, chi phí đi lại cũng là một vấn đề khi mà giá xăng dầu, giá gửi xe đang tăng do lạm phát, do tình hình bất ổn của thế giới. Xe bus, xe đạp, xe máy là những phương tiện chủ yếu dành cho người ở trọ. Tình trạng tắc đường diễn ra thường xuyên, tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Xe bus luôn trong tình trạng quá tải. Đấy là những bất tiện dành cho sinh viên ở ngoài. Họ có thể đi học muộn, phải dạy sớm, một tháng phải mất từ 100.000 đồng-300.000 đồng cho việc đi lại. Đối với sinh viên ở kí túc xá thì ngược lại. Họ không mất khoản chi phí nào, việc đi học chỉ đơn giản là đi bộ từ kí túc xá lên giảng đường.

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc ở kí túc xá tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với ở trọ ngoài.

Môi trường sống an toàn,bảo đảm

Ở ký túc xá, mỗi tầng có 1 ban quản lí – đó là các nam sinh viên của trường. Họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Giờ mở, đóng cổng của các trường là từ 5.30 – 23 giờ. Đó là thời gian tương đối hợp lí để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mà mình muốn. Không nên về quá muộn sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là với các bạn nữ. Ngoài ra, ở ký túc xá cũng có quy định là nghiêm cấm uống rượu, ai vi phạm sẽ bị đuổi. Đây là quy định rất tốt nhằm bảo vệ sức khoẻ cho sinh viên và cũng là để tránh xảy ra hiện tượng say rượu gây ẩu đả, đánh nhau làm ảnh hưởng đến những sinh viên khác.

Ở nhà trọ không có bảo vệ như ở kí túc xá , sinh viên phải tự quản lý đồ đạc, tư trang của mình. Tình trạng mất cắp diễn ra thường xuyên. Có thể là kẻ gian ở ngoài lợi dụng sơ hở vào lấy cắp, hoặc cũng có khi là người trọ cùng phòng mình mà mình không thể biết. Một điều nữa, nếu không may thuê nhà trọ ở những nơi ồn ào, đông đúc, an ninh không bảo đảm, như là ở chợ,… Chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng, bạn không thể tập trung và thoải mái học tập, sinh hoạt. Các bạn nam sẽ rất dễ bị lôi kéo vào con đường tệ nạn như cờ bạc,cá độ,rượu chè,nghiện game online,…

Rèn luyện bản thân, tập trung học tập

Bước chân vào cánh cổng đại học, phải sống xa gia đình, bạn sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, tự lập, tự chăm sóc cho bản thân, biết chi tiêu hợp lí và tập trung cho việc học. Mỗi phòng ở ký túc xá có 6-10 sinh viên. Mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Việc sống tập thể như vậy yêu cầu chúng ta phải biết hoà đồng, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử với từng người. Các kĩ năng mềm cũng từ đó được nâng cao.

Ở cùng nhau trong 4 năm, những người bạn cùng phòng trong ký túc coi nhau như một gia đình. Những khi đau ốm có người ở bên chăm sóc, gặp chuyện không vui có người ở bên an ủi, sẻ chia. Ngược lại, sẽ rất buồn, tủi thân, cô độc nếu bạn bị ốm và nằm một mình trong căn nhà trọ lạnh lẽo, trống vắng, không ai bên cạnh.

Đối với sinh viên, việc học là quan trọng nhất, được đặt lên hàng đầu. Khi ở một mình bạn sẽ rất dễ bị xao nhãng học hành bởi rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí xung quanh. Phải thật quyết tâm, có ý chí thì mới có thể tự học bài ở nhà mỗi ngày. Ở kí túc thì không vậy, khi cả phòng học bài nó tạo nên một môi trường nghiêm túc, là động lực để bạn thi đua, cố gắng học hành. Việc ở gần bạn bè giúp sinh viên có thể trao đổi kiến thức, cùng nhau giải đáp những thắc mắc bài vở trên lớp.

Kết

Dân ta có câu “ an cư lạc nghiệp”, phải có một chỗ ở bảo đảm, chất lượng thì sinh viên mới có thể tập trung hết khả năng cho việc học. Hy vọng bài viết này sẽ là một gợi ý giúp các bạn sinh viên có được sự lựa chọn đúng đắn về nhà ở dành cho mình.

Phan Diệu Ly
Trần Trung Đức​

Thơ vui ^.^


Vẫn là đi chôm thôi, đừng bắt em làm thơ hại não lắm :X

Tức cảnh quán net
Sáng ra ngoài quán, tối về khuya
Bố mẹ roi mây vẫn sẵng sàng
Bàn giấy chông chênh tờ kiểm điểm
Cuộc đời game thủ khổ làm sao??

Cơm và phở
cơm khoe tớ nhất trên đời

phở rằng tớ cũng tuyệt vời đấy nha

cơm làm từ gạo mà ra

phở cũng từ gạo mà ra nhưng mà ngon hơn

cơm nhờ hương gạo ma thơm

phở nhờ nguyên liệu nên thơm đủ mùi

cơm ăn no bụng là thôi

phở ăn no bụng lại muốn đòi ăn

cơm ăn hàng bữa nên quen

phở thì thỉnh thoảng nên thèm đương nhiên

cơm ngon chẳng mất tiền mua

phở thiu cũng bỏ tiên mà mua

cơm chân chất chẳng dây dưa

phở trang trí đẹp để lừa mắt ai

cơm ngoan chẳng sợ tiếng tai

phở tuy đẹp đẽ nhưng đầy hoài nghi

cơm wen chẳng ngại ngần gì

phở ăn vài bữa tưc thì ngán thôi

phụ cơm chớ phụ người ơi

cho dù thua phở nhưng thôi ăn tạm!

---------------------------------------------------

Thời xưa trai nó được đà
5 thê 7 thiếp nằm nhà thả ga
Thời nay 1 vợ 1 chồng
5 thê 7 thiếp. Ra đường nằm không?

Thời xưa trai còn lông bông
Đi đâu tùy ý, làm gì kệ tao
Thời nay như vậy ra ao
1 câu thưa vợ, 2 câu tha chồng.

Thời xưa trai thích người nào
Đi ra ăn hỏi đi vào làm dâu
Thời nay trai thích ai thì
Đi chơi SH, gọi phát “vợ yêu”

-----------------------------------------

Quen em nhờ chát on line /
Gặp em trên mạng một ngày mùa mưa
Hỏi em: “Bồ có hay chưa?”
Em liền đáp lại: “Em chưa có bồ”
Anh mừng, em nhỏ dại thơ
Em sao vui tính thẫn thờ lòng anh
Yêu em sao thấy cực nhanh
Nên anh xin hỏi: “Cho dòm web cam”
Em liền từ chối nói nhàm
Rằng: “Em không có, sao mà cho anh?”
Anh liền năn nỉ dỗ dành:
- Yêu em "thật đoá", cho anh coi mà!
Thế rồi em chẳng dám la
Web cam em mở anh liền coi ngay
Vừa coi đã vội tắt ngay
Chuồn nhanh như gián, chạy ngay về nhà...
(xấu keke) =))

-----------------------------------------------------------

Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ tô bún mắm, gỏi gà, chiếc nem
nhớ luôn cả mấy hàng kem
Anh ăn cho đã chờ em trả tiền

Chán đời cắt tóc đi tu
Nghĩ đi nghĩ nghĩ lại ... đi tù sướng hơn
Trong tù làm chủ giang sơn
Một căn phòng đá với dăm ba thằng
Thằng nào cũng có khiếu năng
Thằng thì giỏi hoạ thằng thì làm thơ
Có thằng lại đứng ngẩn ngơ
Vì sao ta lại trở vô nhà tù??

Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
Đêm qua anh ngủ trên giường
Nhớ em tỉnh giấc, lọt giường gãy xương

--------------------------------------------------------

Học
Sống trong Toán chết vùi trong Lý
Những trái tim thấy Hóa kinh hoàng
Đêm mơ Văn lệ nhỏ hai hàng
Ngày Sử-Địa chập chờn ám ảnh
Anh Văn:Thức triền miên đêm lạnh
Ngập đầu Sinh nhụt chí anh hung
Thêm Công Dân điệp điệp trùng trùng
Gục lên sách, quên đời mười bảy.

--------------------------------------------

Gái xưa thủ tiết thờ chồng!
Gái nay thủ tiết thờ chồng ....theo trai?
Gái xưa dạ một , vâng hai!
Gái nay mà bảo là quay cãi liền?
Gái xưa thùy mị thục hiền!
Gái nay như mấy con... điên ngoài đường?
Gái xưa may vá tỏ tường!
Gái nay chỉ biết tìm đường Shopping?
Gái xưa mới thật là xinh!
Gái nay như thể ....." tinh tinh xổng chuồng "?
Gái xưa ăn nói dịu dàng!
Gái nay ăn nói sỗ sàng thấy ghê?
Gái xưa vua gặp đã mê!
Gái nay nhìn kĩ vẫn chê như thường?
Gái xưa đâu biết trèo tường!
Gái nay giận lẫy bỏ nhà theo trai? :)) Làm gì mà theo trai nhiều thế anh =))

-----------------------------------------------

Thằng cho vay là thằng dại.
Thằng trả lại là thằng ngu!
********o0o***********
Trên đời gì rẻ bằng xôi.
Anh đây chẳng tiếc mời em ăn cùng.
Giờ đây em đã ăn rồi.
2 ngàn em nhớ trả giùm cho anh!

Mập thì đẹp,
Ốm thì dễ thương, Lòi xương thì dễ mến.
********o0o***********
Mẹ ơi con muốn có chồng.
Con ơi…. mẹ cũng một lòng như con.
********o0o***********
Gió mùa thu anh ru em ngủ.
Em ngủ rui`……anh cạy tủ anh đi!!!!
********o0o***********
*Nhận được thư em lúc nhá nhem,
Mừng mừng tủi tủi mở ra xem
Trong thư em viết dăm ba chữ:
“Anh ơi ngày mai nó lấy em”.
********o0o***********
Hôm qua anh đến nhà em.
Ra về mới nhớ để quên 5000
Anh quay trở lại vội vàng.
Em còn ngồi đó, 5000 …mất tiêu.
---------------------------------------------

Trèo cao ngã đau ,trèo thấp ngã cũng đau.
********o0o***********
Qua cầu ngả nón trông cầu .
Cầu bao nhiêu nhịp …tốn xăng dầu bấy nhiêu
********o0o***********
Làm trai cho đáng nên trai.
Lang beng cũng trải giang mai cũng từng!!!
Này cô con gái nhà ai.
Cớ sao dám hái hoa nhài nhà tôi.
Hái rồi thì hãy …lấy thôi.
Còn chưa hái được để tôi…hái dùm.
********o0o***********
Trước cổng nhà thờ,anh và em…
Hai đứa hôn nhau,Chúa đứng xem…
Giật mình Cha bảo:này hai đứa!
Hôn nhau như thế…Cha cũng…thèm.
---------------------------------------------------
Học không yêu yếu dần rồi chết
Yêu không học không ngóc được lên.
Học cho lắm cũng ăn mắm với cà.
Học tà tà cũng ăn cà với mắm.
Học cho lắm cũng đi tắm cởi truồng .
Học luồn xuồn cũng cởi truồng đi tắm.

Thu đi để lại lá vàng ,
Anh đi để lại cho nàng thằng cu.
Mùa thu nối tiếp tiếp mùa thu ,
Thằng cu nối tiếp thằng cu ra đời.
********o0o***********
Khi xưa vác bút theo thầy ,
Bây giờ em lại vác cày theo trâu.
********o0o***********
Ngày xưa giám thị cũng đi thi .
Cũng cóp cũng quay chẳng kém chi.
Mà nay giám thị lại trông chặt .
Chẳng để em xem 1 tí gì….
********o0o***********
Tình chỉ đẹp khi tình dang dở .
Cưới nhau về tắt thở càng nhanh.

Một buổi chiều gió mát
Vẽ hình em trên cát
Thì bị ăn một tát
Của một con bồ khác
Nãy giờ đang quan sát
Anh còn đang ngơ ngác
Liền ăn thêm một tát
Ôi tình yêu trên cát !!!
Thật là chua và chát .
********o0o***********
học,học nữa…hộc máu
nhà trường là nhà tù
sách vở là kẻ thù
thầy cô như sát thủ
thời gian như cao su!
bạn bè như tôm sú

Đường saigon vừa dài vừa hẹp
Gái saigon vừa đẹp vừa dê
********o0o***********
Gái ơi đừng lấy chồng gù
Đến khi nó chết quan tài so le
********o0o***********
thấy hay thì thaks cho tớ kái lun hj`~

bóc tem !!! Niêm fog kịch kịch
Con sói nỳ i chang già sói 4rum mềnh ( cũng chôm lốt, đừng hỏi em sói già là ai :D )

Sinh viên hãy tỉnh táo với “bẫy” vay nặng lãi

Như một qui luật thị trường, có cung là có cầu, vì thế, nắm bắt tâm lý sinh viên mê đỏ đen, lại hay viêm màng túi nên một số đối tượng cho vay nặng lãi đã lợi dụng đem tiền cho vay với mức lãi suất cao kiếm lời.


[​IMG]
Vật dụng của SV được đem cầm cố

Ban đầu vay ít, lâu dần món nợ gốc chưa trả, lãi mẹ đẻ lãi con, sinh viên trở thành những con nợ với món tiền có khi lên tới cả trăm triệu lúc nào không hay.

Thi đỗ ĐH Lâm nghiệp, Tuấn Anh trở thành niềm kiêu hãnh của cả dòng họ Vũ đất thành Nam bởi cậu cháu đích tôn dẫu út ít, quen nuông chiều cũng được bằng chị bằng em. Thế nhưng, chỉ qua học kỳ một năm thứ nhất, cuộc sống xa nhà, Tuấn Anh đã dấn thân vào con đường cờ bạc nhanh chóng. Ban đầu cũng chỉ là chơi với mấy bạn trọ cho vui. Nhưng lâu dần, thói quen cờ bạc, lô đề đã trở thành cơm bữa.Biết con nhà khá nhà, bọn chủ cho vay nặng lãi đã đến dụ dỗ ngon ngọt: Thằng em cứ cầm tạm mấy triệu mà chơi tiếp chứ đang vui thế này bỏ lỡ, nhất là vận đen sắp hết rồi, ngồi mà gỡ đi...vv.

Bùi tai, Tuấn Anh ký vay nợ 5 triệu với lãi suất ngày là 100.000đ/ngày, tức 50.000 đồng/triệu chỉ bằng cái thẻ sinh viên làm chứng. Cứ vậy, thú mê cờ bạc đã biến Tuấn Anh từ cậu thanh niên nhà quê thành con bạc nợ cả trăm triệu chỉ sau một năm học ở đất Hà Nội.Mặc dù bị cấm, nhưng hoạt động cho sinh viên vay nặng lãi vẫn hoạt động quanh các khu trường ĐH.

Những chủ nợ với những cái tên, biệt danh xuất hiện chuyên cho SV “mê” cờ bạc vay nóng. Sinh viên có nhu cầu, chỉ cần mang chứng minh thư đặt, hoặc thẻ sinh viên, hoặc giấy tờ xe là dễ dàng vay được tiền chỉ trong vài phút ký cọt giấy tờ. Các chiêu trò dụ sinh viên vay tiền cũng rất tinh vi. Hằng ngày, bọn chúng thường lui tới các quán cà phê, sòng bài, bàn bi da, hay cửa hàng lo đề để mời chào sinh viên vay tiền. Bản chất là những kẻ giang hồ, xăm trổ đầy người nên chúng bao giờ cũng nhử con mồi sinh viên với những thủ đoạn hết sức tinh vi.Luật bất thành văn, sau khi biết rõ về lai lịch, chỗ trọ và trường học của sinh viên, thời gian đầu chúng sẵn sàng cho vay với lãi suất thấp nhất 20.000 đồng/ngày/1 triệu đồng. Thấy mức lãi suất này không cao, sinh viên cứ nhắm mắt đưa chân vay liều.

Nhưng họ đâu có nghĩ, chỉ thời gian ngắn, mức lãi suất nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba. Tiền gốc, tiền lãi thành tiền gốc lâu dần tích tụ thành khoản lãi kếch xù.Nếu mình lộ diện vay nóng bọn chủ vay sẽ nhận ra ngay, tôi đành nhờ cậu em là sinh viên Học viện tài chính đóng vai. Trong vai một sinh viên vừa thua lô đề, cần tiền gấp để trả nợ, cậu em tôi đã trình bày với gã chủ vay thế chấp giấy tờ xe máy Spaycy để lấy 4 triệu đồng. Sau khi kiểm tra giấy tờ xe xong, mức lãi suất đưa ra là: “Nếu vay 10 ngày trở lên thì tiền lãi là 25.000 đồng/ngày/1 triệu đồng, nếu dưới 10 ngày sẽ là 35.000 đồng, nhưng nếu trong vòng vay có 3 ngày, lãi suất sẽ là 50.000đồng, chịu được nhiệt thì ký cọt giấy tờ”.

Cuối cùng chúng tôi chấp nhận vay với thời gian chỉ 3 ngày.Ngoài những địa điểm vay nóng thì nơi nhiều SV nghiện đỏ đen thường tìm đến là các tiệm cầm cố tài sản. Máy tính, xe máy là hai thứ họ hay mang ra cầm cố nhất. Giá cầm máy tính thường dao động 3 - 5 triệu đồng tùy loại máy với lãi suất 400.000 - 500.000 đồng/tháng. Xe máy thì 5 - 12 triệu đồng tùy loại xe với lãi suất 70.000 đồng/tháng/1 triệu đồng. Với lãi suất trên, đã có nhiều SV vì không có tiền đã chấp nhận bán rẻ những chiếc xe, máy tính mà gia đình đã chắt bóp mua cho.Nhưng những sinh viên dấn thân vào cờ bạc, trở thành con nợ vay nặng lãi đã có kết cục bi đát. Bởi sau những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng, số tiền nợ lên tới vài chục triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu chỉ sau vài tháng, nhiều người phải chạy trốn để thoát thân.

Như trường hợp Tuấn Anh, lúc đầu số nợ là 30 triệu, để có tiền trả nợ đã về nói dối bố mẹ, ông bà là mượn xe máy của bạn đi chơi rồi đánh mất, cần 30 triệu để mua xe xho bạn. Bố mẹ nghĩ con trai không nói dối nên cứ thế chi tiền cho con lên trường mua xe trả bạn.Thế nhưng, lần đầu lừa bố mẹ chót lọt, lần sau là tiền thi trả nợ gần 10 môn học, bố mẹ không cho Tuấn Anh ở lì nhà, không lên trường. Thấy vậy, bố mẹ lúc này mới lên trường tìm hiểu, mới hay chuyện Tuấn Anh nợ gần trăm triệu, chủ nợ đang xiết nợ, sợ quá nên trốn về quê, bảo toàn tính mạng.

Còn Tùng, quê ở tỉnh miền Trung, chỉ trong một đêm cáp kèo giải Ngoại hạng Anh, đã thành con nợ 30 triệu đồng của chủ cho vay nặng lãi.Tiền mất, tật mang, dang dở chuyện học hành, đúp lên đúp xuống, học 6 năm không tốt nghiệp ĐH...đó là những cái giá phải trả cho những sinh viên mê đỏ đen, là con nợ của vay nặng lãi. Tuy nhiên, các đơn vị chức năng cũng nên vào cuộc quyết liệt dẹp bở nạn đỏ đen sinh viên.

Theo Xaluan